CBAM Chính Thức Bước Vào Giai Đoạn Chuyển Tiếp
Ông Mohammed Chahim – Nghị sĩ Hà Lan, Báo cáo viên Nghị viện Châu Âu – nêu ra:” Ai gây ô nhiễm, người đó phải trả tiền, nếu muốn bán sản phẩm vào Châu Âu thì phải trả phần chênh lệch ô nhiễm khi qua biên giới”
“Chúng tôi đã thảo luận về vấn đề cơ chế điều chỉnh biên giới carbon trong ít nhất 2 thập kỷ qua, Liên minh Châu Âu là khu vực thương mại đầu tiên trên thế giới áp giá carbon đối với hàng hóa nhập khẩu” – Ông Pascal Canfin (Chủ tịch Ủy ban môi trường Nghị viện Châu Âu) nói.
Xuất khẩu xanh đang là đòi hỏi khắt khe nếu các quốc gia muốn bán hàng vào thị trường này. Theo đó, EU sẽ áp giá carbon đối với hàng hóa xuất khẩu từ các nước khác vào thị trường này. Mức giá cao hay thấp sẽ dựa trên tính toán lượng khí carbon phát thải ra nhiều hay ít để sản xuất mặt hàng đó.
EU sẽ áp giá carbon đối với hàng hóa xuất khẩu từ các nước khác vào thị trường này. Ảnh minh họa.
Quy định CBAM đã được chính thức được thực hiện thí điểm từ ngày 01/10/2023. CBAM sẽ được áp dụng theo 3 giai đoạn:
- Chuyển Tiếp (01/10/2023 – 31/12/2025): CBAM chỉ áp dụng đối với nhập khẩu xi măng, sắt thép, nhôm, phân bón, điện và khí hydro. Phía Châu Âu yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu phải lập tờ khai bóc tách lượng khí thải liên quan đến sản phẩm nhưng không phải trả bất kỳ khoản phí carbon nào. Đây là một cách để doanh nghiệp làm quen dần với quy định mới.
- Vận Hành (từ năm 2026 – năm 2033): với yêu cầu các nhà nhập khẩu phải trả chi phí mua chứng chỉ CBAM tương ứng với phát thải carbon theo từng sản phẩm. Tuy nhiên sẽ có điều chỉnh theo tỉ lệ phân bổ hạng ngạch miễn phí trong hệ thống giao dịch hạn ngạch phát thải của Châu Âu.
- Vận Hành Toàn Bộ (từ năm 2034 trở đi): với yêu cầu trả toàn bộ chi phí mua chứng chỉ CBAM tương ứng với lượng phát thải carbon theo sản phẩm nhập khẩu mà không còn hạng ngạch phân bổ miễn phí trước đó.
Có thể thấy trong giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 01/10/2023 sẽ có 6 nhóm hàng nhập khẩu chiếm hơn 50% lượng khí thải công nghiệp của EU chịu tác động của quy định CBAM. Cụ thể, 10 quốc gia mà EU nhập khẩu nhiều nhất 6 mặt hàng chịu áp dụng CBAM, gồm Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Na Uy, Vương Quốc Anh, Trung Quốc, Ukraine, Ấn Độ, Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Serbia. Tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu chịu điều chỉnh có giá trị khoảng 98 tỷ USD. Mặt hàng chịu tác động hơn cả là sắt thép, nhôm và phân bón.
Hiểu Rõ Các Quy Định Trong CBAM
Có thể thấy châu Âu đang siết chặt việc yêu cầu các nhà bán hàng vào thị trường này cần “xuất khẩu xanh”, bảo vệ môi trường, giảm phát thải.
Theo quy định của CBAM, bên bán hàng, có thể ở đây là doanh nghiệp Việt Nam, không phải mua chứng chỉ CBAM hay phải bỏ tiền đóng phí carbon này, mà nhà nhập khẩu tại EU mới phải thực hiện nghĩa vụ trên.
Thứ hai, mức giá của chứng chỉ CBAM là không cố định, liên tục thay đổi. Tuy nhiên vì đây là cơ chế đầu tiên trên thế giới về áp giá carbon đối với hàng nhập khẩu nên sẽ còn phải chờ đợi nhiều hướng dẫn từ phía Ủy ban châu Âu.
Các doanh nghiệp xuất khẩu vào EU phải hiểu rõ các quy định CBAM. Ảnh minh họa.
Tính Toán Lượng Khí Thải CBAM
Theo quy định CBAM, lượng phát thải được EU tính toán cho mỗi sản phẩm nhập khẩu bao gồm phát thải trực tiếp và phát thải gián tiếp.
Trực tiếp là từ quá trình sản xuất, có tính tới cả lượng phát thải từ nguyên, nhiên liệu đầu vào. Đơn giản như sản xuất 1 chiếc khuy áo phát thải ra sao, doanh nghiệp cũng cần biết khi kê khai.
Phát thải gián tiếp là từ việc tiêu thụ điện năng, có nghĩa điện sử dụng là năng lượng tái tạo hay nhiệt điện cũng có tác động rất lớn.
Để tính toán chính xác lượng khí thải này, nhà nhập khẩu từ EU sẽ yêu cầu các nhà bán hàng phải sử dụng một bên thứ 3 thẩm định. Mức giá thẩm định hiện này dao động từ 13.000 – 41.000 USD/lần, giá trị trong 3 – 5 năm.
“Với hiệu lực của CBAM, các doanh nghiệp Việt Nam đã bị các nhà nhập khẩu của EU yêu cầu phải báo cáo liên quan đến phát thải khí nhà kính của sản phẩm từ đầu năm nay. Họ cũng yêu cầu các báo cáo này phải được các bên thứ 3 thẩm định theo tiêu chuẩn mà EU đang áp dụng”, bà Nguyễn Hồng Loan, chuyên gia Nhóm nghiên cứu đánh giá tác động của CBAM tại Việt Nam, cho biết.
Giá Chứng Chỉ CBAM
Giá mua “chứng chỉ CBAM” hay giá carbon không cố định và được tính bằng mức trung bình hàng tuần của hạn ngạch phát thải khí nhà kính đang được đấu giá trên thị trường carbon của châu Âu.Mức giá giao ngay chốt phiên ngày 1/10/2023 là hơn 80 USD/tấn CO2.
“Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không phải trả tiền mua chứng chỉ CBAM ngay lập tức. Việc chi trả sẽ bắt đầu từ năm 2026 và do các đơn vị nhập khẩu tại châu Âu trả để mua chứng chỉ CBAM. Tuy nhiên theo nguyên tắc kinh tế, các nhà nhập khẩu sẽ tìm cách chuyển giá carbon này cho cho doanh nghiệp Việt”, bà Nguyễn Hồng Loan cho biết thêm.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cần xanh hóa, giảm khí phát thải trong quá trình sản xuất. Ảnh minh họa.
Sự Mở Rộng Của CBAM
Quy định CBAM đã nêu rất rõ, Ủy ban châu Âu sẽ rà soát và điều chỉnh phạm vi áp dụng CBAM lần thứ nhất trước tháng 12/2025. Mục tiêu đảm bảo đến năm 2030, phạm vi của CBAM sẽ bao trùm tất cả các lĩnh vực trong hệ thống giao dịch hạn ngạch phát thải của EU. Trước đó, có 15 nhóm mặt hàng được đề xuất áp dụng CBAM, nhưng mới chỉ thử nghiệm trên 6 nhóm.
“Quá trình mở rộng của CBAM theo như dự kiến phụ thuộc vào kết quả đánh giá khả năng rò rỉ carbon trong từng ngành hàng. Tuy nhiên một số mặt hàng như: giấy, bột giấy, thủy tinh, gốm sứ sẽ là các nhóm ngành có nguy cơ cao”, bà Nguyễn Hồng Loan cho hay.
Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) cho phép Liên minh châu Âu đơn phương áp giá carbon đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường do khu vực này đặt ra, nhưng vẫn phù hợp với quy định của WTO. Do vậy nếu muốn tiếp tục xuất khẩu vào thị trường này, mọi quốc gia sẽ cần tuân thủ luật chơi này.
Các chuyên gia cũng cho rằng, luật chơi này sẽ mở rộng ra các thị trường lớn khác như Mỹ trong thời gian tới khi xanh hóa xuất khẩu là đòi hỏi bắt buộc, tiến tới Net Zero vào năm 2050.
Trên thực tế, Việt Nam cũng đã có nghiên cứu tác động của CBAM tới các ngành hàng. Đây được xem là một trong những báo cáo đầu tiên tại Đông Nam Á về chủ đề này. Các doanh nghiệp có thể chủ động tìm hiểu để có sự chuẩn bị cần thiết trước những thay đổi sắp tới.
—–
Để chủ động hiệu quả nguồn điện sử dụng cũng như tiết kiệm tối đa chi phí điện sản xuất của doanh nghiệp va gia đình, hãy lắp đặt ngay cho mình hệ thống điện mặt trời. Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời tự sản tự tiêu đang được Phủ Phủ khuyến khích và hỗ trợ với nhiều cơ chế thúc đẩy. Liên hệ Đ𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐌𝐚̣̆𝐭 𝐓𝐫𝐨̛̀𝐢 𝐋𝐄𝐒𝐌𝐀𝐑𝐓 ngay hôm nay để nhận được giải pháp năng lượng tối ưu cũng như nhận được các cơ chế, chính sách ưu đãi.
————-
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỶ NGUYÊN MỚI
Hotline: 091 227 8787
Website: www.lesmart.vn
Facebook: Lesmart
Email: Tienlq@lesmart.vn
Địa chỉ: 82 Phan Đình Phùng, Phường Đông Hương, Thành Phố Thanh Hóa
Lesmart Chào Đón Đại Diện Risen Energy Tại Việt Nam Và Đông Nam Á: Cam Kết Chất Lượng Pin Năng Lượng Mặt Trời
Cảnh Báo Nguy Cơ Cháy Nổ Và Giải Pháp Phòng Chống Cháy Nổ Cho Các Hệ Thống Điện Mặt Trời
Trồng Bông Cúc Hoàn Toàn Bằng Điện Mặt Trời
🌟𝐍𝐚̂𝐧𝐠 𝐜𝐚̂́𝐩 𝐡𝐞̣̂ 𝐭𝐡𝐨̂́𝐧𝐠 đ𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐦𝐚̣̆𝐭 𝐭𝐫𝐨̛̀𝐢 𝐜𝐡𝐨 𝐤𝐡𝐚́𝐜𝐡 𝐡𝐚̀𝐧𝐠
Lưu trữ chất lượng – Tiết kiệm tối đa
𝑯𝒐𝒂̀𝒏 𝒕𝒉𝒂̀𝒏𝒉 𝒉𝒆̣̂ 𝒕𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝒃𝒂̀𝒏 𝒈𝒊𝒂𝒐 𝒄𝒉𝒐 𝒌𝒉𝒂́𝒄𝒉 𝒉𝒂̀𝒏𝒈 𝒉𝒆̣̂ 𝒕𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 đ𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒎𝒂̣̆𝒕 𝒕𝒓𝒐̛̀𝒊 𝒉𝒐̀𝒂 𝒍𝒖̛𝒐̛́𝒊 𝒃𝒂́𝒎 𝒕𝒂̉𝒊 𝒄𝒐̂𝒏𝒈 𝒔𝒖𝒂̂́𝒕 17𝑲𝒘𝒑