Theo thông cáo báo chí ngày 5.10 của Văn phòng Chính phủ, các nội dung trên được nêu rõ tại Nghị quyết 164/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9.2023 và hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Cụ thể, Bộ Công Thương được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu; khẩn trương hoàn thiện Kế hoạch bảo đảm cung ứng điện các tháng cuối năm 2023 và năm 2024, tuyệt đối không để thiếu điện.
Chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ công tác chuẩn bị đầu tư các dự án đầu tư thuộc dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên); hoàn thiện, sớm trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành cơ chế chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu và cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
Cơ chế mua bán điện trực tiếp đang được các nhà đầu tư nguồn điện đặc biệt quan tâm. Ảnh minh họa.
Đồng thời, chủ động, kịp thời điều hành để bảo đảm nguồn cung xăng dầu, không để thiếu hụt trong mọi tình huống; tiếp tục kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.
Trong các nội dung trên, các yêu cầu của Chính phủ về hoàn thiện và trình cơ chế mua bán điện trực tiếp đang được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.
Liên quan đến cơ chế này, vào tháng 8.2023 sau hơn 6 năm xây dựng và lấy ý kiến dự thảo, Bộ Công Thương có báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ việc nghiên cứu xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) giữa các đơn vị phát điện tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.
Tại dự thảo này, Bộ Công Thương đề xuất 2 trường hợp mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn thuộc nhóm sản xuất với 2 nhóm chính.
Trong đó, trường hợp 1 là mua bán điện qua đường dây riêng do tư nhân đầu tư. Đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn khi mua bán điện không bị giới hạn về các điều kiện như công suất, sản lượng, cấp điện áp đấu nối, mục đích sử dụng điện.
Cần sớm trình Chình Phủ Cơ chế mua bán điện trực tiếp. Ảnh minh họa.
Giá bán lẻ điện cho khách hàng sử dụng điện lớn được thực hiện theo quy định tại Quyết định 1062 ngày 4.5 (giá bán lẻ điện bình quân 1.920,3732 đồng/kWh) và các thông tư của Bộ Công Thương.
Trong tương lai, đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện gió có thể bán điện trực tiếp cho khách hàng có nhu cầu, không phải thông qua đơn vị bán lẻ là EVN.
Trường hợp thứ 2 là mua bán điện thông qua hệ thống lưới điện quốc gia giữa đơn vị phát điện và khách hàng. Bên phát điện và bên mua điện vẫn phải thông qua đơn vị bán lẻ điện (hiện EVN đang nắm độc quyền), có nghĩa người mua và người bán không giao dịch trực tiếp với nhau như trường hợp trên.
Điều kiện với người mua và người bán trong trường hợp này là đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện gió, hoặc điện mặt trời phải đấu nối vào hệ thống điện quốc gia và có công suất từ 10 MW trở lên.
Các khách hàng sử dụng điện lớn là các tổ chức, cá nhân đang mua điện phục vụ cho mục đích sản xuất từ cấp điện áp từ 22 kV trở lên.
—–
Để chủ động hiệu quả nguồn điện sử dụng cũng như tiết kiệm tối đa chi phí điện sản xuất của doanh nghiệp va gia đình, hãy lắp đặt ngay cho mình hệ thống điện mặt trời. Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời tự sản tự tiêu đang được Phủ Phủ khuyến khích và hỗ trợ với nhiều cơ chế thúc đẩy. Liên hệ Điện năng lượng mặt trời LESMART ngay hôm nay để nhận được giải pháp năng lượng tối ưu cũng như nhận được các cơ chế, chính sách ưu đãi.
————-
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỶ NGUYÊN MỚI
Hotline: 091 227 8787
Website: www.lesmart.vn
Facebook: Lesmart
Email: Info@lesmart.vn
Địa chỉ: 82 Phan Đình Phùng, Phường Đông Hương, Thành Phố Thanh Hóa
EVN Đề Xuất Giá Điện 2 Thành Phần, Áp Dụng Từ Năm 2025
Năng Lượng Tái Tạo Từ Công Trình Thủy Nông
Chính Sách Đã Thông, Doanh Nghiệp Sẽ Ào Ào Lắp Điện Mặt Trời Trên Mái Nhà Xưởng
Đầu Tư Hệ Thống Điện Mặt Trời: Cảnh Giác Trước Sản Phẩm Kém Chất Lượng
Đầu Tư Điện Mặt Trời Trong Khu Công Nghiệp Kỳ Vọng Bùng Nổ
Chính Thức: Không Dùng Hết Điện Mặt Trời Mái Nhà Được Bán Lên Lưới Điện Quốc Gia