Việt Nam cam kết mạnh mẽ mục tiêu Net Zero tại Hội nghị COP26.
Việc đạt được các mục tiêu về Net Zero đòi hỏi những giải pháp toàn diện. Với xu hướng toàn cầu, kể từ COP26, Việt Nam đã đưa ra cam kết mạnh mẽ để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Chính phủ đang theo đuổi những cải cách và đầu tư liên tục nhằm mục đích chuyển dịch nền kinh tế hướng tới Net Zero, bao gồm việc ký kết Hiệp định Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Công bằng (JETP) và phê duyệt Quy hoạch Phát triển Điện VIII (QHĐ VIII) và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII sau một thời gian dài chờ đợi.
Theo ấn phẩm mới: “Chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam – Những đề xuất chiến lược cho doanh nghiệp” vừa được PwC phát hành, để đạt được kết Net Zero, Việt Nam cần có những thay đổi mang tính nền tảng.
Theo PwC, khu vực tư nhân có thể đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự chuyển dịch này. Những động thái hữu hình và khả thi từ khu vực tư nhân có thể giảm thiểu rủi ro, thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao năng suất cho các doanh nghiệp, đồng thời đưa Việt Nam trở lại đúng hướng để đạt được các mục tiêu về Net Zero.
Theo đó, việc các doanh nghiệp ở Việt Nam chủ động đón đầu xu hướng chuyển dịch năng lượng có thể giảm thiểu rủi ro và nắm bắt những cơ hội quan trọng.
Quá trình chuyển dịch trong thị trường năng lượng tạo ra rủi ro lớn và liên tục gia tăng cho bên tiêu thụ năng lượng, bao gồm chi phí năng lượng tăng cao, nguy cơ từ bất ổn địa chính trị trên thế giới và các vấn đề khác.
Các doanh nghiệp chủ động trong quá trình chuyển dịch năng lượng có thể ứng phó tốt hơn trước các rủi ro về biến đổi khí hậu và tránh được nguy cơ tụt hậu trong hệ thống năng lượng sạch trong tương lai.
Chuyển dịch năng lượng – Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam – Ảnh minh họa.
PwC đánh giá có nhiều cơ hội tiềm năng cho các doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp sử dụng và cung cấp năng lượng trong quá trình chuyển dịch năng lượng.
Những doanh nghiệp chuyển dịch sớm và chủ động sẽ có được lợi thế của người đi đầu, từ đó điều hướng các hoạt động kinh doanh phù hợp với thay đổi của người tiêu dùng, cũng như các công nghệ và thị trường mới nổi.
“Mặc dù những thay đổi hiện nay ở Việt Nam phần lớn vẫn dưới dạng thay đổi nhỏ lẻ, việc áp dụng rộng rãi các công nghệ năng lượng tái tạo và thông minh, được thúc đẩy bởi tốc độ đổi mới nhanh chóng, có thể mở đường cho các doanh nghiệp thực hiện những chuyển hóa toàn diện hơn”, PwC nhận định.
Tuy nhiên, khó khăn trong triển khai là thách thức chính cản trở doanh nghiệp áp dụng các mô hình chuyển hóa toàn diện.
Việt Nam đang phải đối mặt với hạn hán nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, sự gián đoạn trong sản xuất thủy điện và sự phụ thuộc nhiều vào sản xuất điện than, dẫn đến những thách thức về an ninh năng lượng. Mặc dù hỗ trợ quốc tế cam kết theo JETP và từ các tổ chức tài chính phát triển khác có thể hỗ trợ Việt Nam thu hẹp một số khoảng cách, nhưng vẫn cần có những hành động cụ thể hơn nữa.
Khu vực tư nhân có thể đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự chuyển dịch này. Những động thái hữu hình và khả thi từ khu vực tư nhân có thể giảm thiểu rủi ro, thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao năng suất cho các doanh nghiệp, đồng thời đưa Việt Nam trở lại đúng hướng để đạt được các mục tiêu về Net Zero.
Do đó, khi đánh giá các mô hình chiến lược này, điều quan trọng là phải xem xét bối cảnh hiện tại của Việt Nam để thực hiện hiệu quả. Các đánh giá này có thể bao gồm, nhưng không giới hạn ở những điều sau:
Các công nghệ tiên tiến sẵn có để theo đuổi các sáng kiến nâng cao hiệu quả hoạt động; Tính khả thi của việc nâng cấp công nghệ và chuyển dịch công nghệ hiện có để hoạt động bền vững hơn; Sự phù hợp của các lĩnh vực chuyển dịch mới với những ràng buộc hoặc hạn chế về quy định của Việt Nam.
Thực hiện các thay đổi chuyển hóa có thể là thách thức đối với các công ty ở Việt Nam. Do đó, PwC đề xuất một cách tiếp cận từng bước để giúp các công ty phát triển chiến lược chuyển dịch năng lượng và các mô hình kinh doanh phù hợp, từ đó thành công trong một tương lai bền vững và có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu.
Các đề xuất được PwC đưa ra cho các doanh nghiệp Việt gồm:
Xác định cơ sở và đánh giá: Đánh giá mức tiêu thụ năng lượng cơ sở, chi phí và phạm vi phát thải 1/2/3 trên toàn công ty và những bên tham gia chuỗi giá trị khác nhau; Xác định các cơ hội tiềm năng cần được nghiên cứu; Thiết kế mô hình giá trị và tạo ước tính giá trị dựa trên các cơ hội năng lượng của công ty và chuỗi giá trị;
Lập thứ tự ưu tiên và lập kế hoạch: Tiến hành đánh giá năng lực hiện tại, đối chiếu với các lộ trình khử cacbon để thiết lập các mục tiêu rõ ràng; Xây dựng chiến lược kinh doanh để thương mại hóa các cơ hội chuyển dịch năng lượng; Lập kế hoạch thực hiện bao gồm các sáng kiến ưu tiên cần thiết cho việc chuyển dịch.
Thực hiện và chuyển hoá: Hoàn thiện chuyển hóa quy trình mua năng lượng phù hợp với chiến lược; Tiến hành thực hiện và quản lý dự án chuyển hóa tại chỗ phù hợp với chiến lược năng lượng; Xác định và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển quan hệ đối tác cần thiết, bao gồm các quan hệ tài chính; Thiết lập khuôn khổ tham gia để đánh giá các nhà cung cấp chính trong chuỗi giá trị và nghiên cứu các cơ hội chuyển dịch năng lượng tiềm năng.
Để chủ động hiệu quả nguồn điện sử dụng cũng như tiết kiệm tối đa chi phí điện sản xuất của doanh nghiệp và gia đình, hãy lắp đặt ngay cho mình hệ thống điện mặt trời. Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời tự sản tự tiêu đang được Chính Phủ khuyến khích và hỗ trợ với nhiều cơ chế thúc đẩy. Liên hệ Điện Mặt Trời LESMART ngay hôm nay để nhận được giải pháp năng lượng tối ưu cũng như nhận được các cơ chế, chính sách ưu đãi.
Bàn giao hệ thống cho hàng xóm nhà Lesmart
𝐇𝐎𝐀̀𝐍 𝐓𝐇𝐀̀𝐍𝐇 𝐃𝐔̛̣ 𝐀́𝐍 Đ𝐈𝐄̣̂𝐍 𝐌𝐀̣̆𝐓 𝐓𝐑𝐎̛̀𝐈 𝐀́𝐏 𝐌𝐀́𝐈 𝐂𝐎̂𝐍𝐆 𝐒𝐔𝐀̂́𝐓 𝟔𝟎𝟎𝐊𝐖𝐏 𝐓𝐀̣𝐈 𝐓𝐇𝐎̣ 𝐗𝐔𝐀̂𝐍 – 𝐓𝐇𝐀𝐍𝐇 𝐇𝐎́𝐀
Bàn giao hệ thống điện mặt trời Hybrid cho Khách hàng tại thành phố Thanh Hóa
Bàn giao hệ thống điện mặt trời Hybrid cho Khách hàng tại T. X Nghi Sơn – Thanh Hóa
EVN Đề Xuất Giá Điện 2 Thành Phần, Áp Dụng Từ Năm 2025
Năng Lượng Tái Tạo Từ Công Trình Thủy Nông